Số người đang online: 22
Số lượt truy cập: 4895243
QUANG CÁO
|
|
"TRAO BÌNH ĐẲNG - NHẬN YÊU THƯƠNG" VỚI HỘI THẢO PLAN VỀ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, THÂN THIỆN VÀ BÌNH ĐẲNG
1/6/2019 4:17:32 PM
Vào những ngày cúc họa mi xuống phố, thổn thức gọi Đông sang. Tiết trời còn "dùng dằng" với mùa thu, và Đông đang "e ấp" nép mình bên ngọn đồi Trường Sơn hùng vĩ. Con đường màu xanh ở Kim Thủy như trải lòng mình cùng tiết trời cuối năm ấy. Đâu đó, đã có những chuyến xe vội về quê đón Tết (dương lịch), người lên người xuống hối hả. Ở một ngôi trường nhỏ - Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy, một tốp người còn nán lại, cùng nghiên cứu, cùng học hỏi từ Hội thảo Plan với chủ đề "Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng".
Được tổ chức vào chiều
ngày 28 tháng 12 năm 2018, Hội thảo diễn ra thành công và mang lại nhiều điều bổ
ích, lí thú. "Trao bình đẳng - Nhận
yêu thương" là câu chốt cho những gì tôi tích cóp được qua đợt tập huấn.
Có lẽ, nó cũng là thông điệp mà Hội thảo muốn gửi gắm đến tất cả những người thầy,
người cô đang làm công tác giáo dục với vấn đề về Bình đẳng giới, Bạo lực giới
trong trường học.
" Bình đẳng giới là
việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát
huy năng lực của mình cho sự phát trển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát
triển đó" [Điều 5, Luật Bình đẳng giới]
"Bạo lực giới (BLG) là bất kỳ
hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những
tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hoặc những đau khổ cho phụ nữ, bao
gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một
cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sông riêng
tư" [Theo
Liên Hợp Quốc, 1993]
Được biết, Plan International (viết tắt là Plan) là một tổ
chức nhân đạo quốc tế được thành lập năm 1993, phát triển cộng đồng và trẻ em,
hiện đang hoạt động trên 69 nước. Plan
quốc tế tại Việt Nam được thiết lập và hoạt động theo pháp luật của Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (giấy phép số AU 010/UB-ĐD của Ủy Ban Công tác về
các Tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài – PACCOM). Tại Quảng Bình, Plan đang chú
trọng truyền thông chương trình "Trường
học an toàn, thân thiện và bình đẳng" tại các trường học trong các huyện,
trong đó có huyện Lệ Thủy. Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy là một trong
những trường đang nhận sự hỗ trợ của Plan về chương trình mang ý nghĩa nhân văn
này, nhằm thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi về bình đẳng giới, bạo lực
giới trong trường học; phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong Nhà
trường, phát triển toàn diện và phòng chống bạo lực học đường.
Mở đầu chương trình, cô giáo Lê Tuyết Nhung - P.H.T Nhà trường đã khai mạc Hội thảo, thông qua mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới
trong trường học và những mong đợi mà dự án mang lại.
Sân chơi bắt đầu được nhường lại cho
các đồng nghiệp trẻ. Tiếng cười giòn tan vang khắp căn phòng, đẩy hết không khí
lạnh lẽo của mùa đông và mang lại sự tươi vui, đoàn kết, khởi đầu cho một buổi
tập huấn ý nghĩa.
Khi đồng hồ trên nóc cửa sổ bắt đầu chập
thành góc 90 độ, báo hiệu thời gian khảo sát cho một cuộc đầu vào đã hết. Tất cả
Cán bộ Giáo viên, Nhân viên bắt đầu "dò
bài". Những quan niệm về phân biệt giới tính; những hành vi được xem
là bạo lực giới; những biện pháp mà chúng ta có thể làm để giúp đỡ khi các em gặp
bạo lực, thậm chí là những câu chuyện mà chúng tôi đang gặp phải được đưa ra thảo
luận, lấy ý kiến, quan điểm. Sôi nổi, hào hứng, đúng sự thật, đúng với lòng
mình là tất cả những gì tôi muốn diễn tả vào lúc này. Thiết nghĩ, yêu thương là
phải cho đi, nhưng cho đi thế nào là đúng, là đủ, không phản giáo dục, một phần
nó nằm ở hành vi, lời nói và hành động của các thầy, cô giáo.

Khảo sát đầu vào trên phiếu in sẵn Nếu giáo dục là một chuỗi các hoạt động trong và ngoài
giờ lên lớp: học tập, vui chơi, ca hát, thể dục thể thao, ngoại khóa,... thì
khi nó diễn ra luôn đan xen mơ hồ giữa nữ và nam, nam và nữ. Phải chăng chỉ có
nam sinh được chơi ở sân trường, nữ sinh chơi ở lớp? Phải chăng nam sinh được
quyền sử dụng sân trường nhiều hơn khi tham gia hoạt động? Phải chăng đây cũng
là một vấn đề về bình đẳng giới? Đó là câu hỏi mà Hội thảo đã đưa ra. Các thành
viên dự Hội thảo đã chia tách thành 2 nhóm; thảo luận, chia sẻ và thống nhất ý
kiến.

Vẫn dựa vào bình đẳng giới. Vẫn là cả nam
và nữ đều được hưởng quyền chăm sóc và học tập, phát triển về thể chất và tinh
thần như nhau, không phân biệt gái, trai, lớn, nhỏ. Và hơn ai hết, chính chúng
ta - những người làm giáo dục phải thay đổi nhận thức cho các em, trao quyền
bình đẳng cho tất cả các học sinh thì mới nhận được sự yêu thương, đoàn kết ở tập
thể nhỏ tuổi. Qua đó, các thành viên đã hiểu biết hơn về bất bình đẳng giới
cũng như cách giải quyết khi gặp vấn đề này.
Kết
thúc Hội thảo, cô giáo Lê Tuyết Nhung cũng nhận định: "Tài liệu bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới có nhiều vấn đề
"nóng" như vấn đề về giới tính, sự kì thị đối với giới tính thứ ba, nạn
bắt nạt, tình yêu tuổi học trò,... cần được chúng ta quan tâm và giải mã. Trong
các tiết học, chúng ta cần liên kết thông tin liên quan trong bài dạy đối với
cuộc sống hiện tại, nhất là ở các bộ môn GDCD, Sinh học, Đạo đức, Khoa học,...;
nắm bắt diễn biến tâm lí học sinh để có cách truyền đạt phù hợp, hiệu quả và đạt
được mục tiêu định hướng ý thức, hành vi cho các em, góp phần xây dựng trường học
an toàn, thân thiện và bình đẳng một cách bền vững"
Có
lẽ, Hội thảo đã góp phần thay đổi quan niệm, nhận thức, cách truyền đạt cho học
sinh về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới đối với tập thể Cán bộ Giáo
viên, Nhân viên Trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy. Hi vọng rằng, các
thành viên dự Hội thảo sẽ mang cho mọi người (đồng nghiệp, phụ huynh học sinh,
học sinh) một cách nhìn đúng về bình đẳng giới cũng như tạo được cầu nối cho mọi
người để cùng nhau xây dựng môi trường học đường thật an toàn, thân thiện và
bình đẳng./.
Kim Thủy, ngày 2 tháng 1 năm 2019
Người đưa
tin: Mai Thúy
|
|
|