Hướng đến ngày đọc sách Việt Nam 21/4, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/04 và ngày Quốc tế lao động 01/05. Sáng ngày 1/4 được sự cho phép của các cấp lãnh đạo, trường PTDTBT TH&THCS số 1 Kim Thủy thực hiện kế hoạch 2360KH-CAT-PX03 ngày 26/3/2024 tổ chức ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Trong buổi đọc sách sáng nay có sự phối kết hợp giữa thư viện tỉnh Quảng Bình, đồng thời lồng ghép chương trình “Vùng biên yêu thương” tại xã Kim Thủy huyện Lệ Thủy.
Đến dự
chương trình có đ/c Thượng tá Nguyễn Thành Tâm – Trưởng phòng công tác Đảng và
công tác chính trị công an tỉnh Quảng Bình cùng đ/c Phó ban phụ nữ PX03. Về phía
thư viện tỉnh có đ/c Nguyễn Bá Tước - Phó giám đốc cùng các đ/c cán bộ thư viện.
Về phía xã có sự tham gia của đ/c Dương công Tư - Trưởng CA xã Kim Thủy và đại
diện của đồn biên phòng Làng Ho. Về phía nhà trường có cô giáo Phạm Thị Hạnh –
Bí thư Chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường và toàn thể giáo viên, học sinh trường PTDTBT
TH&THCS Số 1 Kim Thủy.
Sau
các tiết mục văn nghệ đặc sắc của thầy và trò là nghi lễ chào cờ đầy trang trọng.
Khung cảnh Lễ chào cờ trang trọng
Tại buổi
lễ Thượng tá Nguyễn Thành Tâm - Trưởng phòng công tác Đảng và công tác chính trị
công an tỉnh Quảng Bình tặng quà quỹ khuyến học cho học sinh trong trường.
Đồng chí Nguyễn Bá Tước - Phó giám đốc thư viện tỉnh lên tặng sách cho thư viện
Nhà trường, CA xã Kim Thủy và Đồn biên phòng.
Thượng
tá Nguyễn Thành Tâm trao học bổng
Đáp lại tình cảm
và sự quan tâm của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh, cô giáo Phạm
Thị Hạnh - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường đã có lời phát biểu sâu sắc,
lời cảm ơn chân thành đến quý vị đại biểu, lời chúc sức khỏe và sự thành công của
chương trình.
Cô giáo Phạm Thị Hạnh - Bí
thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường phát biểu
Cũng
trong chương trình này đ/c Phạm Huyền Trang - đại diện Ban phụ nữ công an tỉnh tuyên
truyền pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em trong Nhà trường. Buổi tuyên truyền đã trang bị cho các em những hiểu biết
về cách bảo vệ thân thể cũng như các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ
bị bạo lực. Hiểu rõ thêm về xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe
dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ các em tham gia vào những hành vi liên quan đến
tình dục và thực hiện các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục dưới mọi hình thức.
Đồng
chí Phạm Thị Huyền Trang tuyên
truyền về phòng chống xâm hại trẻ em
Tiếp theo chương trình, đ/c Nguyễn Thị Nguyệt - cán bộ thư viện tỉnh lên ôn lại truyền thống của ngày
sách Việt Nam và tuyên truyền giá trị của việc đọc
sách. Từ đó kết hợp với Đoàn
thanh niên, Hội PN PX03 triển khai cho HS đọc sách.
Sau phần giới thiệu, hàng trăm đầu sách được chuyền tay
nhau đọc một cách say sưa, thoải mái của các cô cậu học trò. Từng nhóm đứng vây
quanh những giá sách lưu động và dưới tán lá sân trường một cách thích thú.
Hình ảnh
học sinh đọc sách
Chương
trình đã mang lại cho các em một không gian chơi đầy bổ ích và lí thú. Qua hoạt động
này, giúp các em rèn luyện tính tự giác trong học tập, nhận thức được sự cần
thiết và tầm quan trọng của thư viện. Rèn luyện kỹ năng tư duy từ việc đọc
sách. Đồng thời hưởng ứng mạnh mẽ phong trào toàn dân đọc sách.Từ đó hiểu sâu sắc thêm về ngày sách và Văn hóa đọc Việt
Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng
xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan
trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham
gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn
góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối
với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. “Nếu bạn biết cách đọc
cả thế giới sẽ mở ra cho bạn”. Vì lẽ đó thư viện nhà trường luôn mở cửa tất cả
các ngày trong tuần để chào đón bạn đọc đến với thư viện.
Chương
trình “Vùng biên yêu thương” đã khép lại nhưng sự lan tỏa của thông điệp vẫn
còn vang mãi. Xã hội ngày càng phát triển, con người có thể khai thác thông tin
từ mạng internet nhưng sách vẫn không thể mất đi. “Hãy lên tiếng” khi bạn cần.